Saturday, 20/04/2024 - 16:25|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Tiểu học Vạn Phái
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài tuyên truyền sách tháng 12

 

CUỐN SÁCH: NHỮNG DANH TƯỚNG CHỐNG NGOẠI XÂM THỜI TRẦN

 Các em học sinh thân mến!

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:

    “Dân ta phải viết sử ta

                  Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

      Muốn tìm hiểu về một Quốc gia, người ta thường thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên Lịch Sử. Ở rất nhiều nước trên thế giới và không loại trừ Việt Nam lịch sử là một môn học hết sức quan trọng, là nguồn cảm hứng vô tận để các ngành nghệ thuật khai thác, xây dựng thành những tác phẩm có giá trị.

            Lịch sử Việt Nam được ghi chép lại với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trở thành một kho tàng kiến thức quý giá, vun bồi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; là những kinh nghiệm sống đã được trải nghiệm và chứng minh qua thực tiễn. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là đòi hỏi của thời cuộc để mỗi người dân Việt Nam tự hào về lịch sử, về những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc Việt Nam bằng xương, bằng thịt nhưng đã làm nên bao kỳ tích vẻ vang.

            Chính vì tầm quan trọng của môn Lịch sử nên buổi giới thiệu hôm nay cô sẽ gửi đến các em cuốn sách  mang tựa đề Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần do tác giả Quốc Chấn làm chủ biên cùng 2 đồng tác giả là Lê Kim Lữ và Cẩm Hương.

            Cuốn sách thuộc Bản quyền của nhà xuất bản Giáo Dục, được tái bản lần thứ 4 vào năm 2003, dày 112 trang, khổ 14,3 x 20,3cm.

            Các em thân mến!

            Suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất nước đất nước ta thường bị các thế lực ngoại bang xâm lược hòng biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Nhưng - với lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu từng tấc đất, yêu cuộc sống thanh bình yên ả, yêu hòa bình, yêu độc lập, tự do, nhân dân ta đã đứng lên đoàn kết, nhất trí đánh thắng mọi âm mưu của kẻ thù, bảo vệ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

            Vào thế kỷ XIII, đế quốc Mông – Nguyên bành trướng thế lực với tham vọng sẽ làm bá chủ thế giới, chúng đánh chiếm một loạt các nước ở châu Á, châu Âu … . Chúng đã ba lần ồ ạt kéo quân sang xâm lược hòng thôn tính nước ta. Nhưng thời cuộc sinh anh hùng, cả ba lần chúng đều bị quân ta đánh bại một cách thảm hại.

            Cuốn sách : “Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần” viết về 14 vị anh hùng có công trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần như: Lê Phụ Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thế Lộc, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Trần Tung… Trong cuốn sách này, những danh tướng này được các tác giả sắp xếp theo thứ tự mà Đại Việt sử ký toàn thư đã chép.

            Thời Trần – thời mà có nhiều danh tướng kiệt xuất đã lãnh đạo quân sĩ ta đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Tên tuổi của các vị đã gắn liền với những chiến công hiển hách, lừng lẫy của dân tộc như Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Bạch Đằng …, làm rạng ngời trang sử vẻ vang, đầy tự hào của dân tộc Việt Nam – một dân tộc kiên cường, bất khất.

            Nào – bây giờ  cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số anh hùng tiêu biểu trong cuốn sách này nhé!

            Khi lật cuốn sách từ trang 5 đến trang 9 các em sẽ hiểu sâu hơn, cặn kẽ hơn về tiểu sử con người Lê Tần (tức tướng Lê Phụ Trần

            Viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị tổng chỉ huy tài ba, lỗi lạc, mưu sách khôn ngoan đã lãnh đạo quân dân ta đánh bại âm mưu xâm lược của quân Mông –

          Ông là một nhà chính trị, quân sự, văn hóa kiệt xuất, tài đức vẹn toàn, khiến cho ngay kẻ địch cũng phải kính trọng. Chiến thắng Bạch Đằng của nhân dân Đại Việt dưới sự điều binh khiển tướng tài tình của Trần Hưng Đạo đã phá tan âm mưu thôn tính nước mình và cả một số nước Nam Á của quân Mông - Nguyên, để lại nỗi kinh hoàng cho lũ quân xâm lược mãi về sau. Với tài đức vẹn toàn như thế nên năm 1984, hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự trên toàn thế giới họp ở Luân Đôn - Anh đã xếp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào danh sách 10 vị nguyên soái lỗi lạc của thế giới từ trước tới nay. Và để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Hưng Đạo Vương, triều đình nhà Trần cùng nhân dân đã lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp (nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) và trước cổng Tam Quan có đôi câu đối chữ Hán:

“Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí

Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”

            Các em muốn tìm hiểu về con người tài cao đức trọng của Hưng Đạo Vương xin lật sách từ trang 10 đến trang 25 nhé!

            Các em học sinh thân mến!

           Hẳn các em đã biết sơ lược về tiểu sử của ông và chúng ta thật tự hào đúng không? Các em đã học lịch sử và có nhớ ai là người đã bóp nát quả cam khi không được dự cuộc họp để bàn việc chống giặc ở bến Bình Than và Lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” của vị anh hùng này đã làm cho bọn quân Mông - Nguyên khiếp sợ không? Đó là Hoài Văn hầu  Trần Quốc Toản. Tuy mới 13 tuổi nhưng Trần Quốc Toản đã có chí lớn, biết lo cho vua, cho nước. Ông hy sinh khi mới vừa tròn 18 tuổi. Sự hy sinh của ông đã khiến cho vua Trần Nhân Tông đã khóc, tiếc thương và mẹ ông – một người mẹ đáng kính đã nén đau thương nói trước gia binh đầy kiêu hãnh rằng:

“Cái chết của con ta làm đẹp thêm dòng dõi Đông A”

          Cuốn sách dành từ trang 69 đến 77 để nói về Trần Quốc Toản.

          Để có một đất nước độc lập, tự do, dân chủ như ngày hôm nay đã có biết bao anh hùng đã ngã xuống hy sinh vì Tổ quốc. Bọn giặc hung bạo, tàn ác, man rợ tìm đủ mọi cách nhằm thu phục các vị tướng giỏi của ta, từ dùng lời ngon ngọt, dụ dỗ cho đến đánh đập dã man, sau đó là ghết chết, nhưng với ý chí sắt đá, một lòng vì nước vì dân, họ không hề nao núng, sợ hãi, bán rẻ đất nước. Trần Bình Trọng là một con người anh hùng như thế. Rơi vào tay giặc, mặc cho bọn chúng ra sức dụ dỗ, mua chuộc bằng danh lợi, chức tước nhưng ông nhất quyết không hé nửa lời. Ông đã quát to vào mặt tên tướng giặc: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Câu nói này của ông đã đi vào lịch sử nước nhà, làm cho hậu thế mai sau noi theo tấm gương người anh hùng Trần Bình Trọng – dũng cảm, ngoan cường, bất khuất của nước Đại Việt. Vì thế Trần Bình Trọng được nhân dân ta ca ngợi và hoàng giáp Đặng Hoàng Khiêm đã có mấy câu thơ về ông như sau:

“Thề cam lòng làm quỷ nước Nam

 Quyết ngoảnh mặt không thèm vương Bắc

 Bãi Đà Mặc tỏ chí hiên ngang

 Dòng dõi vua muôn đời vững chắc !”

              Trang 78 đến 82 sẽ kể rõ về người anh hùng Trần Bình Trọng.

       Còn nhiều tấm gương của các anh hùng nữa được cuốn sách quý giá : “Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần” của Nhà xuất bản Giáo Dục đề cập đến mà hôm nay trong buoåi  thieäu naøy cô không đủ thời gian để giới thiệu đến các em nữa. Nếu muốn tìm hiểu về người anh hùng dân tộc Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thế Lộc các em giở sách từ trang 37 đến 68. Hay tìm hiểu về tướng Trần Tung, anh em Hà Đặc – Hà Chương, con cá kình trận thủy chiến Bạch Đằng - Nguyễn Khoái, Đỗ Triều, người anh hùng trận Hải Triều - Trần Khát Chân các em đọc từ trang 83 đến 108 nhé!

       Đến với thư viện trường ta để cùng đọc, cùng tham khảo cuốn tư liệu quý giá này nhé, để cô và trò ta ôn lại tiểu sử, những công tích của các danh tướng thời Trần- đó cũng là phần nào các em thể hiện lòng biết ơn của lớp hậu sinh chúng ta đối với các bậc tiền bối.

 

 


Tác giả: Nguyễn Thị Mến
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 25
Tháng 04 : 372
Năm 2024 : 2.572